Phản ứng chính trị quốc tế Chiến_dịch_Opera

Hành động của Israel đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 36/27 ngày 13 tháng 11 năm 1981 gọi cuộc ném bom là một hành động gây hấn có kế hoạch và chưa từng xảy ra, và yêu cầu Israel bồi thường lập tức và thoả đáng với những thiệt hại vật chất và nhân mạng mà họ gây ra.[2] Nghị quyết cũng nghiêm khắc cảnh báo Israel phải kiềm chế trong những hành động tương lai.

Tranh cãi trước sự thông qua nghị quyết của Liên hiệp quốc phản ánh sự khác biệt trong quan điểm của các quốc gia về các vấn đề như giải trừ hạt nhân trong vùng và tính chính đáng và pháp lý của các hành động của Israel. Một số quốc gia thể hiện rằng họ ủng hộ quyền của các quốc gia được sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hoà bình nhưng rằng họ mạnh mẽ phản đối sự bí mật phát triển các loại vũ khí hạt nhân của Israel. Một số quốc gia như Syria yêu cầu không chỉ lên án chủ nghĩa khủng bố của Israel chống lại người Ả Rập, mà cả Hoa Kỳ vì liên minh của họ với Israel.[2]

Đại diện của Pháp nói rằng mục đích duy nhất của lò phản ứng là nghiên cứu khoa học. Những thoả thuận giữa Pháp và Iraq loại trừ việc sử dụng vào mục đích quân sự. Anh Quốc giải thích rằng Iraq không có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Tổng giám đốc IAEA xác nhận rằng những cuộc thanh tra những lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad cho thấy không có sự vi phạm nào vào các thoả thuận.[2]

Hầu hết các nhà quan sát bác bỏ lý lẽ của Israel rằng họ hành động để tự vệ. Có sự giải thích rằng Hiến chương Liên hiệp quốc không trao bất kỳ quyền nào cho việc hành động ngăn chặn. Một số người giải thích cuộc tấn công là cuộc tấn công vào chính IAEA. Có tranh cãi cho rằng Hiến chương Liên hiệp quốc hạn chế quyền phòng vệ chỉ trong trường hợp một cuộc tấn công vũ trang. Một số quốc gia kêu gọi áp đặt các lệnh trừng phạt chống Israel theo Chương VII của Hiến chương Liên hiệp quốc.[2]

Ngoài ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mạnh mẽ lên án vụ tấn công như một sự vi phạm rõ ràng vào Hiến chương và cho rằng Iraq có quyền đòi hòi bồi thường thích đáng cho những thiệt hại của họ. Nghị quyết còn kêu gọi Israel đặt các cơ sở hạt nhân của mình dưới sự giám sát của IAEA.[9] Hoa Kỳ ủng hộ nghị quyết này vì nó lên án hành động chứ không phải quốc gia gây ra hành động. Phản ứng của họ là, tạm thời, đình hoãn việc cung cấp các máy bay đã được hứa hẹn cho Israel.[cần dẫn nguồn] Một số quốc gia không hài lòng với nghị quyết của Hội đồng Bảo an bởi nó không bao gồm các biện pháp trừng phạt. Có gợi ý rằng Hội đồng Bảo an nên đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Israel.[2]

Từ thời gian đó, đặc biệt sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, nhiều chính trị gia Hoa Kỳ đã bày tỏ ủng hộ với chiến dịch.[10] Những người tin rằng Iraq đang theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân trong thập niên 1980 coi Chiến dịch Opera là hành động cần thiết, thậm chí nếu nó bị coi là một sự vi phạm rõ ràng vào luật pháp quốc tế bởi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Một số học giả về pháp lý tin rằng hành động không vi phạm luật pháp quốc tế bởi nó tuân theo quy luật tự phòng vệ trước.[11] Ngoài ra, ở thời điểm vụ tấn công, Iraq vẫn đang trong tình trạng tuyên chiến với Israel.[cần dẫn nguồn]

Phản ứng ngoại giao

Menachem Begin, Thủ tướng Israel và là người chịu trách nhiệm chiến dịch, xuống máy bay khi tới Hoa Kỳ, với sự hộ tống của Ngoại trưởng Israel Moshe Dayan.

Israel biết sự tồn tại của chương trình lò phản ứng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Yitzhak Rabin, và coi việc Iraq sở hữu lò phản ứng hạt nhân, với khả năng nó có thể được dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, là một mối đe doạ trực tiếp.

Iraq cho rằng họ chỉ quan tâm tới năng lượng hạt nhân một cách hoà bình, và ở thời điểm đó Iraq có tham gia Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT), đặt các lò phản ứng hạt nhân của mình dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, chương trình giám sát của IAEA không được mọi người nói chung coi là đủ để đảm bảo rằng việc nghiên cứu vũ khí không diễn ra.

Ngoại trưởng Israel Moshe Dayan đã thực hiện các cuộc đàm phán ngoại giao với Pháp, Italia —Israel cho rằng một số công ty Italia đã hoạt động như những nhà cung cấp và những nhà thầu phụ - và Hoa Kỳ về vấn đề này, nhưng không thể có được sự đảm bảo rằng chương trình lò phản ứng có thể bị ngăn chặn, và không có khả năng thuyết phục các chính phủ Pháp của Valéry Giscard d'EstaingFrançois Mitterrand ngừng giúp đỡ chương trình hạt nhân của Iraq.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Opera http://www.americanheritage.com/places/articles/we... http://public.fotki.com/JewishMemorial/5_a_tribute... http://www.stratfor.com/products/premium/read_arti... http://www.theatlantic.com/doc/200503/letters http://www.youtube.com/ http://www.youtube.com/watch?v=LbMeaKTjGjE http://cns.miis.edu/stories/040812.htm http://anthonydamato.law.northwestern.edu/Adobefil... http://www1.idf.il/DOVER/site/mainpage.asp?sl=EN&i... http://www.f-16.net/varia_article12.html